cotruyen11b1

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
cotruyen11b1

WELCOME TO COTRUYEN11B1 MEDICINE


    Chữa rối loạn giọng nói tuổi dậy thì bằng luyện giọng

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 629
    Join date : 28/10/2011
    Age : 32
    Đến từ : Chợ Mới - An Giang

    Chữa rối loạn giọng nói tuổi dậy thì bằng luyện giọng Empty Chữa rối loạn giọng nói tuổi dậy thì bằng luyện giọng

    Bài gửi  Admin Sat Feb 25, 2012 12:57 pm

    Người bệnh được tập thở, tập phát âm, kể chuyện, tập hát, tập phong cách... Phương pháp này đơn giản và không tốn kém, nhưng tỷ lệ thành công lại cao (gần 88%). Đa số nam thanh niên có giọng nói eo éo tìm được giọng nam trầm sau 5 đợt tập.

    Đây là kết quả điều trị ban đầu của Trung tâm Tai Mũi Họng TP HCM.

    Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung, Giám đốc Trung tâm, cho biết, rối loạn giọng tuổi dậy thì là sự duy trì giọng nói trẻ em sau khi đã dậy thì đầy đủ và thanh quản đã phát triển hoàn toàn. Nói cách khác, bệnh nhân có thanh quản trưởng thành nhưng lại không có giọng nói trưởng thành, khiến họ mặc cảm và hạn chế giao tiếp. Bệnh nhân cũng dễ tổn thương khi bị chọc ghẹo hoặc bị hiểu lầm giới tính khi nói chuyện qua điện thoại.

    Nghiên cứu của bác sĩ Ngọc Dung trình bày tại Hội nghị Khoa học kỹ thuật ngày 21/12, cho thấy bệnh nhân đến khám chủ yếu ở độ tuổi 16-25. Phần lớn ý thức được sự khác thường của giọng nói, nhưng một số người chỉ vô tình đến khám tai mũi họng và được bác sĩ giới thiệu tới phòng thanh học.

    Phần lớn họ là sinh viên hoặc những người làm nghề có giao tiếp, cần sử dụng giọng nói (như hướng dẫn viên du lịch chẳng hạn), hoặc thường xuyên phải giao tiếp qua điện thoại. Đa số có phong cách yếu đuối, ẻo lả như phụ nữ. Họ thường là con trai một trong những gia đình có nhiều chị em gái.

    Tiến trình điều trị

    Đầu tiên, bệnh nhân được khám và chẩn đoán bằng ống soi hoạt nghiệm dây thanh (hình được ghi vào băng video) và ghi âm giọng nói vào băng cassette. Sau đó, họ được tiến hành luyện giọng theo phác đồ:

    - Thư giãn.

    - Tập thở bụng, đằng hắng, phát âm.

    - Tập đọc nhỏ, to, thấp, cao; tập kể chuyện.

    - Tập động tác môi miệng.

    - Tập phong cách.

    - Tập hát và phát âm theo đàn.

    Mỗi đợt tập bắt đầu bằng một buổi học tại Trung tâm Tai Mũi Họng, sau đó bệnh nhân tự tập ở nhà 2 lần/ngày, mỗi lần nửa tiếng. Bệnh nhân được ghi âm giọng nói để đánh giá sau 5 đợt tập, ghi âm và tái khám soi thanh quản sau 10 đợt tập.

    Sau khi điều trị, đa số bệnh nhân hài lòng với giọng nói trầm cố định của mình. Ngoài ra, họ còn thay đổi phong cách và lối sống, trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn.

    Người Lao Động

      Hôm nay: Tue May 14, 2024 5:57 am