cotruyen11b1

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
cotruyen11b1

WELCOME TO COTRUYEN11B1 MEDICINE


    Ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới và khó

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 629
    Join date : 28/10/2011
    Age : 32
    Đến từ : Chợ Mới - An Giang

    Ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới và khó Empty Ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới và khó

    Bài gửi  Admin Sat Mar 03, 2012 10:01 am

    Ghép tế bào gốc (TBG) tạo máu, thường được gọi là ghép tủy là một phương pháp điều trị được áp dụng cho nhiều bệnh lý về máu và ung thư. Trải qua thời kỳ đầu nhiều khó khăn về thiết bị và nhân lực, đến nay, phương pháp ghép TBG tạo máu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (HHTMTW) đã có những bước tiến bộ đáng kể, ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới và khó, mang lại lợi ích lớn cho người bệnh. Đây cũng là lý do mà công trình ghép TBG tạo máu tại Viện HHTMTW được chọn là một trong 15 công trình xuất sắc trong 10 năm qua được Bộ Y tế vinh danh nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2012.

    Các kỹ thuật mới trở thành thường quy

    PGS.TS. Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện HHTMTW cho biết, mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng phương pháp ghép TBG tạo máu do Viện thực hiện đã đạt những kết quả tốt đẹp, có thể nói sánh ngang tầm quốc tế khi ứng dụng thành công các phương pháp tiên tiến nhất hiện đang được áp dụng ở nhiều quốc gia có nền y học phát triển.

    Ghép TBG tự thân: Bên cạnh việc ghép TBG đồng loại (đã thực hiện 28 trường hợp), đến nay, Viện HHTMTW đã thực hiện được 9 ca ghép TBG tự thân. Ghép TBG tự thân là lấy chính TBG của họ ghép cho chính mình để điều trị một số bệnh lý như u đa ổ tủy xương, u lympho ác tính, đặc biệt có giá trị khi áp dụng cho ung thư phổi, ung thư tinh hoàn, ung thư vú… Ghép TBG tự thân là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao, chuyên môn giỏi nhưng hiệu quả lại vượt trội, không gây suy tủy kéo dài, giúp người bệnh giảm bớt đau đớn so với điều trị thông thường (dùng hóa chất), giảm nguy cơ tử vong do các biến chứng nhiễm khuẩn, xuất huyết mang lại cuộc sống bình thường cho người bệnh từ 5 năm trở lên.

    Ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới và khó Nguoi-hien-te-bao-goc-khong-phai-chiu-noi-dau-khi-hien-tuy
    Hàng trăm mũi tiêm chọc hút tủy gây đau đớn cho người bệnh.

    Diệt tủy tối thiểu: Nếu như trước đây, người mắc các bệnh máu ác tính hay ung thư được ghép TBG tạo máu thường sử dụng phương pháp diệt tủy tối đa, nghĩa là người bệnh sử dụng hóa chất và chiếu xạ liều cao để diệt nội tủy, diệt nhiều hoặc diệt vừa để tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, điều này rất độc hại với cơ thể, đặc biệt tác động xấu tới đường tiêu hóa, phổi, tim, thận và gan. Hơn nữa, sau khi diệt tủy tối đa, hệ thống miễn dịch của người bệnh bị phụ thuộc hoàn toàn vào tế bào mới được ghép.

    Nhưng khi thực hiện diệt tủy tối thiểu, người bệnh chỉ phải dùng hóa chất và tia xạ ở liều thấp, vừa đủ để cho phép các tế bào người cho đậu ghép và trở thành nền tảng cho trị liệu miễn dịch vay mượn. Mục đích của diệt tủy tối thiểu là chỉ tiêu diệt một phần tế bào ung thư, đủ mạnh để ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến nó không thể tấn công mảnh ghép. Các tế bào ghép lấy từ người cho sẽ phát triển và hình thành một hệ miễn dịch mới. Hệ miễn dịch mới này sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại. Phương pháp này còn làm cho sức khỏe, gan, lách, thận và tất cả các cơ quan khác của bệnh nhân không bị tổn hại quá nhiều.
    Lấy TBG từ máu ngoại vi: Từ trước đến nay, trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam, chủ yếu là ghép TBG đồng loại lấy từ tủy xương. Muốn lấy được các TBG này phải chọc hút khoảng 300 - 400ml tủy xương từ xương chậu, xương ức... và truyền cho bệnh nhân. Để có một lượng TBG nêu trên, người hiến tủy phải chịu đựng hàng trăm mũi kim chọc vào cơ thể, sau khi lấy tủy xong, cơ thể rất đau đớn. Hiện nay, đối với người hiến TBG bằng cách các bác sĩ cho người hiến sử dụng một loại thuốc làm cho TBG vượng lên rồi dùng một loại máy đặc biệt có hệ thống ly tâm tách riêng lấy TBG từ máu ngoại vi. Với phương pháp này, người hiến TBG không bị đau, không phiền toái và tiết kiệm.

    Ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới và khó Lay-mau-ngoai-vi
    Được thay bằng phương pháp lấy máu ngoại vi đơn giản.

    Người bệnh không phải ra nước ngoài điều trị



    PGS.TS. Nguyễn Anh Trí cũng cho biết, đối với những trường hợp ghép TBG thì độ tuổi lý tưởng là khoảng 20 tuổi đến dưới 50 tuổi nhưng Viện đã ghép cho một bệnh nhân 53 tuổi và đạt kết quả tốt. Theo số liệu đánh giá chất lượng sau ghép thì 70% trường hợp có kết quả tốt, đã trở lại cuộc sống hoàn toàn bình thường. Điều này chứng tỏ trình độ tay nghề của các bác sĩ Việt Nam không thua kém so với các nước trong khu vực và quốc tế.

    Hơn nữa, chi phí cho một ca ghép TBG trong nước rẻ hơn rất nhiều (chỉ bằng ¼) so với điều trị cùng bệnh lý tại Mỹ hay Singapore . Đây là lý do Viện HHTMTW thu hút được nhiều bệnh nhân mắc bệnh máu hoặc các bệnh lý khác, thuyết phục nhiều bệnh nhân từ bỏ ý định ra nước ngoài điều trị; thậm chí còn thu hút người nước ngoài đến điều trị tại Viện.
    Lê Hoàng Khánh

      Hôm nay: Fri May 10, 2024 9:21 pm